Tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của các vị trí trong bóng rổ

Tìm hiểu chi tiết về tầm quan trọng của các vị trí trong bóng rổ

Nắm được các vị trí trong bóng rổ giúp người chơi định hình được vị trí mình muốn hướng đến ngay từ ban đầu. Rất nhiều người mới tham gia môn thể thao nay chưa thể hiểu hết vai trò của mỗi thành viên trong đội bóng. Hãy cùng NowGoal tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các vị trí trong bóng rổ nhé!

Các vị trí bóng rổ là gì?

Mỗi một thành viên trên sân đều sẽ đóng một vai trò quan trọng cho đội bóng. Vậy nên các vị trí trong bóng rổ được phân chia rõ ràng để các cầu thủ có thể cùng nhau phối hợp nhịp nhàng. Các vị trí này đã được huấn luyện viên chỉ định rõ trong quá trình luyện tập và trước khi vào sân thi đấu.

Tìm hiểu về các vị trí trong bóng rổ là gì?
Tìm hiểu về các vị trí trong bóng rổ là gì?

LÀ MỘT FAN BÓNG RỔ BẠN KHÔNG THỂ BỎ QUA:

Tổng hợp các vị trí trong bóng rổ và vai trò tương ứng

Dưới đây là thông tin chi tiết về các vị trí trong bóng rổ mà bạn nên biết:

Point Guard (PG) – Hậu vệ dẫn bóng

Vị trí đầu tiên trong một đội hình bóng rổ tiêu chuẩn chính là Point Guard (PG). Cầu thủ này có nhiệm vụ sẽ dẫn bóng ở phía bên ngoài vạch 3 điểm và chuyền cho đồng đội. Không chỉ kiểm soát được nhịp độ của trận đấu mà còn phải có sự đột phá.

Người ta thường ví các hậu vệ dẫn bóng như một vị thuyền trưởng của đội bóng. Việc tiết tấu trận bóng nhanh hay chậm là một phần ở sự điều phối, chỉ dẫn của PG. Nếu họ làm tốt nhiệm vụ của mình thì tinh thần thi đấu của cả đội sẽ rất cao. Không thể nào phủ nhận được tầm quan trọng của vị trí nòng cốt này.

Thực tế thì một PG không cần có một chiều cao quá vượt trội nhưng phải có tư duy chơi bóng đỉnh cao. Bên cạnh các kỹ năng kể trê, PG còn rèn luyện cho mình khả năng ném 3 tốt. Góp phần vào điểm số của toàn đội và cũng là vũ khí ngầm của PG.

Tìm hiểu thông tin về vị trí hậu vệ dẫn bóng 
Tìm hiểu thông tin về vị trí hậu vệ dẫn bóng

Shooting Guard (SG) – Hậu vệ ghi điểm

Hậu vệ ghi điểm là cái tên thứ 2 được nhắc đến của các vị trí trong bóng rổ. Cầu thủ này thường sẽ đóng vai trò là người đội trưởng, cũng hoạt động chủ yếu ở ngoài vạch 3 điểm với khả năng ghi điểm tốt. Thông thường, các hậu vệ ghi điểm sẽ thi đấu một cách độc lập, trực tiếp thực hiện tranh chấp bóng với đối thủ. Có thể dễ dàng thấy rằng những MVP của trận đấu sẽ là các hậu vệ ghi điểm.

Lối chơi của toàn đội thường sẽ phụ thuộc vào hậu vệ ghi điểm và tập trung dẫn bóng đến vị trí này. Đây cũng là một trong các vị trí trong bóng rổ được đối thủ kèm cặp kỹ lưỡng nhất. Tuy nhiên cũng rất khó để kiểm soát được SG nếu kỹ năng không đủ.

Hậu vệ ghi điểm sẽ là vị trí chủ chốt trong đội hình
Hậu vệ ghi điểm sẽ là vị trí chủ chốt trong đội hình

Small Forward (SF) – Tiền phong phụ

Để có thể thể điều phối bóng từ PG, SG hay kiến tạo trong vạch 3 điểm thì không thể thiếu đi vị trí tiền phong phụ. Khác với các vị trí trong bóng rổ còn lại, SF hoạt động chủ yếu trong khu vực 3 điểm và trung tâm hình thang của sân bóng rổ. Trong những thời điểm cần thiết, SF sẽ tung ra những cú ghi điểm lạnh lùng làm thay đổi thế trận.

Thông thường, hậu vệ ghi bàn này sẽ ghi điểm ở các vị trí cánh hay góc sân bóng. Nơi mà đối thủ thường ít có sự đề phòng nhất vào những tình huống tranh chấp. Sự xuất hiện kịp thời của các SF luôn đóng góp rất nhiều cho các đội bóng. Tố chất cần thiết của 1 SF chính là sự nhanh nhẹn, linh hoạt, khả năng quan sát tốt và đa năng.

Small Forward cần sở hữu những kỹ năng tốt
Small Forward cần sở hữu những kỹ năng tốt

Power Forward (PF) – Tiền phong chính

Một trong các vị trí trong bóng rổ không thể thiếu chinhs là tiền phong chính. Cũng giống như SF, PF hoạt động mạnh ở vùng trung tâm hình thành và khu vực 3 điểm. Đây được xem là cầu thủ mắt xích có vai trò kết nối các cầu thủ trong đội bóng. Không chỉ hỗ trợ SG đột phá mà còn giúp các SF ghi điểm tỏa sáng ở vị trí góc sân.

Để làm được những nhiệm vụ trên, Power Forward phải có chiều cao tốt, khả năng bật bảng, tấn công và phòng thủ hiệu quả. PF không phải là người ghi điểm chính mà sẽ kiến tạo và sử dụng tốc độ để tranh bóng. Bởi ở vị trí của các cầu thủ PF thường rất khó ghi điểm trực tiếp.

Tiềm phong chính ghi điểm tốt từ tầm trung
Tiềm phong chính ghi điểm tốt từ tầm trung

Center (C) – Trung phong

So với các vị trí trong bóng rổ khác trên sân, center không có kỹ năng vượt trội hơn nhưng lại có thể hình số 1. Phạm vi hoạt động chủ yếu của trung phong là ở khu vực hình thang trung tâm. Nhiệm vụ chính của C chính là cản phá đối thủ, bắt bóng bật bảng và ghi điểm dưới rổ.

Nếu có khả năng rebound tốt kèm theo sức mạnh vượt trội thì center sẽ là cỗ xe tăng khiến đối thủ khiếp sợ. Dù ở phạm vi hẹp hay các pha tranh chấp trực tiếp thì C phải thể hiện được sức mạnh và kỹ thuật của mình. Cướp bóng không để đối thủ có cơ hội lật kèo chính là điều mà một C luôn hướng đến.

Vị trí trung phong góp phần giúp đồng đội tỏa sáng
Vị trí trung phong góp phần giúp đồng đội tỏa sáng

Vị trí Hybrid Positions – phi truyền thống

Ngoài các vị trí trong bóng rổ kể trên, Hybrid Positions chính là những cầu thủ dự bị. Họ sở hữu đầy đủ các kỹ năng để có thể luân phiên thi đấu cho 1 trong 5 cầu thủ trên. Đây là cách mà các đội bóng thực hiện để đảm bảo tốt về mặt thể lực cho cầu thủ. Đồng thời trong những trường hợp chấn thương phát sinh sẽ dễ dàng đối phó.

Cụ thể, một số những vị trí Hybrid Positions hiện đang được áp dụng trong bóng rổ như:

  • Point Forward: Tương ứng với vị trí Point guard và thực hiện các nhiệm vụ khi cầu thủ PF trước đó ra sân.
  • Combo Guard: Vị trí này sẽ thay thế cho các Point Guard hay Shooting Guard khi họ tời sân. Không chỉ cần có chiều cao, thể lực mà khả năng ghi điểm của CG cũng phải thuộc hàng điêu luyện.
  • Swingman: Tên gọi của cầu thủ sẽ chơi được ở cả 2 vị trí là Small Forward và Shooting Guard. Đây là một trong những quân bài dự phòng mà hầu hết các đội bóng phải có.
  • Stretch 4: Khi Power forward trờ sân thì Stretch 4 sẽ đảm nhận các trọng trách tương tự. Đặc biệt những cú ném 3 của cầu thủ này cũng chuẩn xác và nhanh gọn không kém các SG.
Ngoài ra phải kể đến các vị trí phụ khác
Ngoài ra phải kể đến các vị trí phụ khác

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:

Có quy định gì trong việc lựa chọn người chơi ở các vị trí trong bóng rổ không?

  • PG: Để trở thành một PG đòi hỏi cầu thủ phải có kỹ năng bắt bóng, giữ bóng, chuyền bóng tốt.
  • SG: Các SG phải có kỹ năng toàn diện cùng tư duy bóng rổ tốt. Bên cạnh đó, SG cần có một chiều cao và thể lực vượt trội để thi đấu trong thời gian dài. Khả năng cướp bóng dẫn bóng và ghi điểm thuần thục cũng là một thế mạnh của SG. 
  • SF: Một chiều cao lý tưởng sẽ càng khiến cho SF tỏa sáng trong vai trò của mình. Tiền phong phụ phải không ngại lăn xả, di chuyển nhiều trên sân để đón bóng, chuyền bóng, kiến tạo và thậm chí là ghi điểm. 
  • PF: Các HLV chia sẻ rằng, vị trí này cần luyện tập tốt kỹ năng nhồi bóng, bật nhảy, dunk rổ và thể lực dẻo dai. Trong những thời điểm cần thiết, các PF sẽ trở về khu vực dưới rổ để hỗ trợ đồng đội phòng thủ. 
  • C: Center cần có khả năng cản phá đối thủ, bắt bóng bật bảng, ghi điểm dưới rổ, có khả năng rebound tốt. 

Danh sách các cầu thủ nổi tiếng ở từng vị trí trong bóng rổ

  • Trong làng bóng rổ thế giới, những tên tuổi nổi bật ở vị trí PG có thể kể đến như Jason Kidd, Allen Iverson, Kyrie Irving, Magic Johnson, Chris Paul, Stephen Curry, Steve Nash,…
  • Có không ít tên tuổi nổi lên từ vị trí trung phong như Shaquille O’Neal, Hakeem Olajuwon, Patrick Ewing và David Robinson,…
  • Những tên tuổi được đánh giá cao trong vai trò tiền phong chính có thể kể đến Bob Petti, Karl Malone, Tim Duncan và Kevin Garnett,…
  • Các cầu thủ ở vị trí SF đã tạo được dấu ấn nổi bật phải kể đến Kawhi Leonard, Larry Bird, Scottie Pippen, LeBron James, Kevin Durant,…
  • Một số hậu vệ ghi điểm nổi tiếng như Michael Jordan, James Harden, Klay Thompson, Kobe Bryant, Tyrese Maxey, Dwyane Wade, …

Những thắc mắc về các vị trí trong bóng rổ 

Một số câu hỏi thường gặp nhất về các vị trí trong bóng rổ như sau: 

Các vị trí trong bóng rổ 3×3

Đối với các trận đấu 3×3 thì cần có 3 vị trị là hậu vệ dẫn bóng, hậu vệ ghi điểm và trung phong. 

Chiều cao trung bình của các vị trí trong bóng rổ

Không có một quy định cụ thể về chiều cao trong bóng rổ. Tuy nhiên theo ghi nhận thì chiều cao trung bình của các cầu thủ sẽ tối thiểu từ 1m75 trở lên. 

Bài viết đã chia sẻ vai trò của các vị trí trong bóng rổ mà bạn nên biết. Hy vọng qua đây những người xem bóng rổ cũng như đang có ý định chơi môn thể thao này sẽ nắm được. Nếu muốn xem thêm những tin tức mới về bóng rổ và các môn thể thao khác thì hãy truy cập vào Nowgoalfun nhé!